Khái niệm cơ sở hạ tầng là gì?
Mục lục
Cơ sở hạ tầng (CSHT) có thể được hiểu là sự tổng hợp của những quan hệ sản xuất; để trở thành một phần cơ cấu kinh tế của hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Dựa vào điều này, CSHT phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ xã hội với tư cách là cơ sở kinh tế của hiện tượng xã hội đó. Mỗi đặc tính hình thái kinh tế, xã hội có một quan hệ kinh tế đặc trưng là cơ sở để nói lên hiện thực của xã hội; hình thành một bước quan trọng trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội.
Nó không chỉ bao gồm những quan hệ trực tiếp giữa con người trong sản xuất vật chất mà còn bao gồm cả những quan hệ trong kinh tế; trao đổi trong quá trình tái cơ cấu sản xuất ra đời sống mang tính vật chất của con người.
2. Đặc điểm, tính chất cơ sở hạ tầng
2.1 Đặc điểm:
Cơ sở hạ tầng trong một xã hội cụ thể thường bao gồm:mối quan hệ sản xuất thống trị trong một nền kinh tế. Đồng thời trong mỗi cơ sở hạ tầng xã hội còn có những quan hệ sản xuất khác như: dấu vết của các quan hệ sản xuất truyền thống; chứa đựng các mối quan hệ sản xuất cũ; đây là mầm mống, tiền đề của các mối quan hệ sản xuất mới thích nghi hơn.
Những quan hệ sản xuất quá độ hoặc những tàn dư cũ có vai trò nhất định của chúng. Tuy có khác nhau và chắc chắn sẽ đấu tranh với nhau nhưng không tách rời nhau. Hình thành mối quan hệ vừa liên hệ với nhau; vừa hình thành CSHT của mỗi xã hội cụ thể ở từng giai đoạn khác nhau.
2.2 Tính chất
Cơ sở hạ tầng được phân thành 2 hình thái là vật chất và phi vật chất:
Cơ sở hạ tầng có hình thái vật chất gồm các công trình như điện; hệ thống đường giao thông, trường học, công trình ý tế, kênh rạch,cơ sở quốc phòng an ninh…
Cơ sở hạ tầng có hình thái phi vật chất bao gồm hệ thống thiết chế xã hội; an ninh trật tự, cơ chế hoạt động, thủ tục hành chính… Những yếu tố này đều liên quan đến điều kiện kinh tế; xã hội, môi trường phục vụ cho các hoạt động văn hóa.
Chúng ta đã xác định rõ ràng các hình thành khác nhau của CSHT trên các tiêu chí khác nhau; việc sẽ giúp cho việc đầu tư xây dựng có chiến lược hơn, phân cấp quản lý được dễ dàng hàng; khai thác sử dụng các loại cơ sở hạ tầng mức độ vừa phải đáp ứng được yêu cầu phát triển của lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Phân loại các cơ sở hạ tầng
Dựa trên các tiêu chí khác nhau cụ thể, cơ sở hạ tầng được phân chia thành các loại như sau:
Theo lĩnh vực kinh tế, xã hội
Cơ sở hạ tầng thuộc lĩnh vực kinh tế là một bộ phận thuộc những ngành phục vụ cho quá trình sản xuất; liên tục tạo ra sản phẩm hoặc tiếp tục công việc sản xuất trong lưu thông hàng hóa. Ở đây sẽ bao gồm hệ thống giao thông vận tải, đường xá, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước, phát triển sân bay và bến cảng…
Cơ sở hạ tầng xã hội là bộ phận bao gồm các lĩnh vực có chức năng đảm bảo những điều kiện chung cho các hoạt động văn hóa; xã hội, đời sống của người dân; Trong lĩnh vực này bao gồm các ngành y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, các công trình công cộng.
Cơ sở hạ tầng môi trường bao gồm những khía cạnh thuộc các lĩnh vực phục vụ cho việc bảo vệ; cải tạo, nâng cấp môi trường sống; như các công trình phòng chống thiên tai ở các tình hay xảy ra bảo lũ; công trình bảo vệ đất, rừng, biển, hệ thống xử lý chất thải của các ngành công nghiệp…
Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng là một bộ phận có chức năng đảm bảo những điều kiện vật chất kỹ thuật chung cho cho quốc gia; gồm hệ thống cơ sở vật chất sản xuất bảo quản vũ khí trong quốc phòng, bảo dưỡng vũ khí, khí tài,…
Theo các ngành kinh tế quốc dân
Phân theo các ngành như: giao thông vận tải, bưu chính hàng hóa, các ngành về năng lượng; xây dựng, thủy lợi, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội…
Theo vùng lãnh thổ, khu vực dân cư
Được chia thành: CSHT đô thị, CSHT nông thôn, CSHT kinh tế biển, CSHT đồng bằng…
Theo cấp quản lý
Được chia thành các cấp do trung ương và địa phương quản lý:
Những khía cạnh trung ương quản lý bao gồm kiến trúc hạ tầng có quy mô lớn gồm hệ thống đường sắt; đường quốc lộ, sân bay, bến cảng,…
Do địa phương quản lý gồm: cơ sở hạ tầng giao cho tỉnh/huyện/xã như cầu đường; kênh rạch, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa…
Dựa vào cách phân loại rõ ràng này có thể xác định được rõ trách nhiệm cũng như giám sát và nâng cao tính chủ động của các cấp chính quyền trong việc khai thác tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương. Bên cạnh đó, có được biện pháp quản lý; sử dụng tốt cơ sở hạ tầng thuộc các cấp phạm vi quản lý.
Thực trạng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện nay
Đẩy mạnh đầu tư giao thông vận tải, hạ tầng đô thị
Để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội và tập trung về nhu cầu nhà ở và di chuyển cho người dân trong tương lai; Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao; chú trọng vào việc kêu gọi các nhà đầu tư (đặc biệt là hạ tầng giao thông) và xác định đây là đột phá chiến lược.
Hiện nay, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên cho rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với quan điểm “Cơ sở hạ tầng đi trước”; trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ưu ái dành một mức đầu tư cao cho phát triển cơ sở hạ tầng.
Khoảng 9 – 10% GDP hàng năm được nhà nước đầu tư vào ngành giao thông; năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh,…
Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển kinh tế
Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số còn nhỏ; chưa đồng bộ và chưa tạo được các chuỗi kết nối lớn. So với một số nước tiên tiến trong khu vực; hệ thống hạ tầng giao thông của nước ta đang ở mức trung bình.
Hệ thống đường sắt chỉ có khổ 1m được xây dựng kể từ thời Pháp thuộc; tới nay đã hơn 100 năm rất lạc hậu và đang trong nguy cơ phải đóng cửa. Về hàng không, toàn quốc có 21 sân bay đang hoạt động; trong đó có 8 sân bay quốc tế, tuy nhiên phần lớn các sân bay còn hạn chế.
Tầm quan trọng của việc đầu tư cơ sở hạ tầng đối với phát triển kinh tế
Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần rất lớn cho nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội. Hiện nay ở nhiều nước đang phát triển; kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây trì trệ trong luân chuyển các nguồn lực và vốn đầu tư tư nhân; gây ra những “nút cổ chai kết cấu hạ tầng” ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Mang mục tiêu trở thành “con hổ” kinh tế trong khu vực; Việt Nam đang chú trọng đẩy mạnh đầu tư để thu hút hơn nữa các nguồn vốn từ nước ngoài. Chúng ta đang cố gắng trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.
Đáng mừng là trong những năm gần đây; tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam tương đối ổn định và nhiều lần có dấu hiệu khởi sắc. Nợ công đang có xu hướng giảm. Hạ tầng giao thông đã được quan tâm đầu tư; tới nay đã có thể đáp ứng một phần nhu cầu phát triển hiện tại về kinh tế – xã hội.
Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đến bất động sản
Khi mua bất kỳ một bất động sản nào thì ngoài yếu tố về phong thủy, hướng hợp tuổi với gia chủ, yếu tố chất lượng và không khí thoải mái trong lành; thì yếu tố quan trọng không kém được nhiều khách hàng quan tâm đó là sự kết nối với cơ sở hạ tầng xung quanh.
Một dự án bất động sản có đa dạng tiện ích xung quanh như: trường học, bệnh viện, siêu thị, đường xá rộng rãi kết nối về các khu vực trung tâm; gần những khu đô thị lớn…..đó là các yếu tố vô cùng tốt để thúc đẩy giá bất động sản tăng nhanh.
Ngoài ra một trong những yếu tố quan trọng nữa là giá bất động sản tăng nhanh khi nhu cầu ở thật tại khu vực đó phát triển như khu vực đó được đầu tư xây dựng các nhà máy, các địa điểm du lịch,…. Khi đó bất động sản ở khu vực đó sẽ phải phát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khi cơ sở hạ tầng đầy đủ thì dân cư mới có thể sinh sống và làm việc ở tại khu vực đó để thuận tiện hơn. Điều này khiến cho khu vực đó nhanh chóng trở nên sầm uất và tăng giá nhanh.
Những chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng
Nền kinh tế thị trường rất cần được xây dựng và phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính được xem như mục tiêu trọng tâm.
Nguồn nhân lực cần phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng nhất là nguồn nhân lực có tay nghề và chuyên môn cao. Tạo sự gắn kết giữa sự phát triển các ứng dụng khoa học; công nghệ tân tiến với nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đồng thời cơ cấu lại nền kinh tế thị trường bằng cách phát triển hệ thống CSHT đồng bộ với nhiều công trình hiện đại.
Tập trung vào hạ tầng đô thị lớn và hệ thống giao thông.
Những nhóm giải pháp chính được đưa ra là tập trung vốn đầu tư hiệu quả, phát huy tính đồng bộ kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; đầu tư có trọng tâm; tạo bước chuyển biến rõ rệt trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các lĩnh vực giao thông; tập trung vốn và thời gian cho các công trình có tính lan tỏa mang ý nghĩa;tạo sự kết nối giữa các công trình trong cùng hệ thống; tại các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ quốc tế.
Nguồn tham khảo: https://soxaydung.hochiminhcity.gov.vn/
Trên đây là các thông tin liên quan đến cơ sở hạ tầng và các ảnh hưởng của cơ sở hạn tầng đối với bất động sản. Hy vọng thông qua bài viết trên đây; bạn sẽ nắm các thông tin cần thiết có thể phục vụ cho việc tìm kiếm của bạn. Các bạn có thể theo dõi trang web của Vicen Land để nắm được các thông tin mới nhất nhé.
Anh/ Chị có thể xem thêm các bài viết khác được chúng tôi cập nhật tại Vicen Land
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mật độ dân số Việt Nam 2021 và cách tính mật độ dân số mới nhất