Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam. Tuy nhiên hệ thống hạ tầng, kết nối giao thông còn hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức là nguyên nhân dẫn đến chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có.
Khu vực phía Nam là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đóng góp hơn 45% GDP cả nước, 42% ngân sách quốc gia, nhưng tốc độ phát triển giao thông, hạ tầng còn rất hạn chế. Điều này làm cho việc lưu thông hàng hóa, trung chuyển, thu hút vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể, cả nước có hơn 1.200 km đường cao tốc thì khu vực phía Nam mới chỉ có vỏn vẹn 2 tuyến cao tốc là Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương với tổng chiều dài hơn 100 km. Hay khu vực Miền Trung mới chỉ có hơn 130 km cao tốc. Còn lại tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc với tâm điểm là Hà Nội đi các tỉnh.
Tuy nhiên, trong thời gian tới mọi việc sẽ thay đổi khi chủ trương phát triển hạ tầng của khu vực phía Nam đã được chú trọng. Hàng loạt các dự án cầu, cao tốc trọng điểm đã và đang chuẩn bị khởi công hứa hẹn sẽ làm “thay da đổi thịt” cho toàn bộ khu vực này.
Hãy cùng Vicenland.com điểm qua các dự án cầu, cao tốc trọng điểm tại khu vực phía Nam sắp triển khai:
1/ Dự án Cầu Rạch Miễu 2
Mục lục
- Chiều dài khoảng 17,6 km
- Tổng vốn đầu tư: Hơn 5.200 tỷ đồng
- Kết nối trực tiếp 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre
- Chủ đầu tư: Bộ giao thông vận tải
- Thực hiện quản lý dự án: ban quản lý Mỹ Thuận
- Khởi công 29/03/2022
- Dự kiến hoàn thành: 2025
2/ Cầu Mỹ Thuận 2
- Chiều dài: 6,6 km
- Tổng vốn đầu tư: Hơn 5.000 tỷ đồng
- Kết nối trực tiếp Tiền Giang va Vĩnh Long
- Dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam
- Khởi công tháng 03/2020
- Dự kiến hoàn thành: 2023
3/ Cầu Đại Ngãi
- Chiều dài: 15km
- Tổng vốn đầu tư: 8.000 tỷ đồng
- Kết nối trực tiếp Trà Vinh và Sóc Trăng
- Dự kiến khởi công: 2023
- Dự kiến hoàn thành 2025
4/ Cầu Đình Khao
- Chiều dài: 11 km
- Tổng vốn đầu tư: 2.400 tỷ đồng
- Kết nối trực tiếp Vĩnh Long và Bến Tre
- Dự kiến khởi công: 2022
- Dự kiến hoàn thành: 2025
5/ Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận
- Tổng chiều dài: 51 km
- Tổng vốn đầu tư: 12.000 tỷ đồng
- Rút ngắn thời gian di chuyển từ Hồ Chí Minh từ 3h xuống còn 1h45′
- Đưa vào sử dụng: 30/04/2022
Ngoài các dự án trọng điểm trên, khu vực phía Nam hiện còn các dự án đã và đang trình xin phê duyệt từ Chính phủ cũng như gọi vốn từ các đơn vị đầu tư có thể kể đến như:
7 tuyến cao tốc đường bộ giai đoạn 2022 – 2025
- Cần Thơ – Cà Mau
- Chơn Thành – Đức Hòa
- Đức Hòa – Mỹ An
- Mỹ An -Cao Lãnh
- An Hữu – Cao Lãnh
- Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
- Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu
TÌM HIỂU THÊM
Như vậy, ngoài các tuyến cao tốc thuộc tuyến cao tốc Bắc Nam thì các tuyến cao tốc nội đô cũng sẽ góp phần quan trọng thúc đầy kết nối, phát triển kinh tế vùng. Qua đó thu hút vốn đầu tư bất động sản, khu công nghiệp, phát triển đồng bộ cho toàn khu.
Vicen Lan tổng hợp