Quy định về tuổi thọ chung cư như thế nào? Cách xử lý khi hết tuổi thọ chung cư ra sao? là câu hỏi mà rất nhiều Quý khách hàng quan tâm khi tìm hiểu loại hình nhà ở này. Hãy cùng đội ngũ Vicenland.com cập nhật và khám phá trong nội dung bài viết này!
Tuổi thọ chung cư quy định tại Việt Nam cụ thể ra sao? Cách xử lý khi hết tuổi thọ nhà chung cư?
Mục lục
Mong muốn “an cư lạc nghiệp” đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành một điều gì đó tất yếu phải có được đối với mỗi người. Chính vì vậy, mong muốn sở hữu bất động sản trong đó có căn hộ chung cư là một điều chính đáng.
Mong ước ấy càng lớn hơn tại các thành phố có mức giá bất động sản cao, lượng người lao động đông đúc khiến cho việc sở hữu một nơi an cư trở nên vô cùng khó khăn. Như tại Hà Nội, Hồ Chí Minh với mật độ dân số trên dưới 10 triệu dân thì việc sở hữu một bất động sản liền thổ là không dễ dàng.
Căn hộ chung cư được nhiều người lựa chọn và là một sản phẩm tất yếu trong xu hướng phát triển nhờ vào giá bán hợp lý, sự linh hoạt trong thanh toán, tiện nghi khép kín, môi trường sống an ninh an toàn…. Mặt khác, các tòa nhà chung cư quản lý tốt vẫn có sự gia tăng giá trị đều đặn và thanh khoản được trong mọi điều kiện của thị trường.
Tuy nhiên, xét trên khía cạnh sử dụng, yếu tố hao mòn theo thời gian thì căn hộ chung cư chung quy lại cũng là một sản phẩm có giá trị cao. Cho nên căn hộ chung cư sẽ có niên hạn sử dụng trong một khoảng nhất định.
Quy định tuổi thọ chung cư bao nhiêu năm sẽ phụ thuộc vào độ bền vững của công trình được phân chia theo bậc theo QCVN được pháp luật ban hành như sau:
QCVN 03:2012/BXD Điều 2.2.1.8 Độ bền vững của công trình được chia ra 4 bậc như sau:
+ Bậc I: Niên hạn sử dụng trên 100 năm;
+ Bậc II: Niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm;
+ Bậc III: Niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm;
+ Bậc IV: Niên hạn sử dụng dưới 20 năm.
Về “Bậc công trình xây dựng”, Thông tư 03/2016/TT-BXD quy định cụ thể
+ Công trình cấp 4 (1 tầng kết cấu đơn giản)
+ Công trình cấp 3 (2-7 tầng)
+ Công trình cấp 2 (8-20 tầng)
+ Công trình cấp 1 (trên 20 tầng)
+ Công trình đặc biệt có niên hạn sử dụng trên 100 năm.
Cách Xử lý khi hết tuổi thọ chung cư ra sao?
Do trường hợp các chung cư lâu dài về sau bị khấu hao, chất lượng đi xuống, do đó thời gian sử dụng hữu hạn, trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn về người và tài sản cho người sử dụng thì cơ quan quản lý tại khu vực sẽ phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng.
Ban quản lý nhà chung cư sẽ phải tổ chức họp bàn thống nhất cư dân cùng với cơ quan chức năng có thẩm quyền để lên phương án xử lý, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cũng như phương án đầu tư xây dựng, cải tạo lại khu đất.
Quá thời hạn 12 tháng, nếu người dân không đứng ra thỏa thuận được thì UBND cấp tỉnh sẽ vào cuộc, tiến hành tổ chức cưỡng chế phá dỡ để lựa chọn nhà đầu tư để đầu tư xây dựng lại. Khi đó, Nhà nước sẽ trực tiếp phê duyệt phương án bồi thường và người dân sẽ được bồi thường, tái định cư theo phương án đó.
Kết luận:
Khi chung cư hết thời hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ thì chủ sở hữu nhà chung cư vẫn được bảo đảm quyền lợi của mình như nhau:
– Nếu chung cư bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu chung cư được tiếp tục sử dụng hoặc được quyền cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
– Nếu bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn thì bị phá dỡ:
+ Phá dỡ để xây dựng nhà chung cư mới mà có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì được bố trí nhà ở mới và được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư.
+ Phá dỡ để xây dựng công trình khác thì được bố trí tái định cư ở nơi khác, quyền sử dụng đất có nhà chung cư được xử lý theo quy định của pháp luật đất đai (được bồi thường về đất nếu đủ điều kiện,…).
XEM THÊM
Quý Anh/Chị và bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ thông tin về các Bất động sản khác hãy đăng ký điền form bên dưới để được tư vấn: