Quy định về tuổi thọ nhà chung cư trên thế giới ra sao, có điểm gì tương đồng và khác biệt so với Việt Nam. Trong bài viết này, đội ngũ Vicenland.com sẽ tổng hợp ra quốc gia trong khu vực có quy định ra sao về vấn đề trên, từ đó giúp Quý bạn đọc có những thông tin đa chiều, góc nhìn đầy đủ hơn.
Các nước trên thế giới quy định tuổi thọ nhà chung cư như thế nào?
Mục lục
Việc quy định về tuổi thọ, thời hạn sử dụng nhà chung cư của mỗi quốc gia sẽ là không giống nhau. Tùy theo quy định, thu nhập người dân, chính sách an sinh xã hội và chính sách phát triển nhà ở của mỗi nước. Chính vì vậy mà quy định về tuổi thọ chung cư ở mỗi nước khác nhau.
Trung Quốc
Nhà nước quy định về thời hạn sử dụng đất từ 50- 70 năm, chính vì vậy mà các công trình nhà chung cư cũng sẽ kéo dài từ 50- 70 năm tùy thuộc vào tuổi thọ của công trình. Về hình thức mua bán thì nhà nước giao đất cho chủ đầu tư có thời hạn, các chủ đầu tư sẽ khai thác, xây dựng trung tâm thương mại, mua sắm, căn hộ… bán lại cho người sử dụng.
Singapore
Singapore cho phép bán nhà chung cư có thời hạn tối đa lên đến 99 năm. Tiền mua nhà có thể trả theo kỳ, giống như thuê nhà. Đối với những căn chung cư thương mại do doanh nghiệp tư nhân đầu tư, cũng tương đương với các căn hộ thương mại tại VN, người Singapore bản chất là sở hữu lâu dài. Sau này khi hết niên hạn sử dụng, xuống cấp thì sẽ được cải tạo, đầu tư xây dựng mới theo quy định.
Thái Lan
Đối với Thái Lan, người dân có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sở hữu theo luật của Bộ Đất đai là sở hữu vĩnh viễn hoặc sở hữu có thời hạn. Theo đó, hình thức sở hữu có thời hạn sẽ áp dụng tối đa là 30 năm, nhưng khi hết thời hạn người dân sẽ có quyền xin gia hạn.
Chính vì thế, giá cả mua căn hộ chung cư trong cùng một tòa nhà sẽ khác nhau. Cụ thể, vào cùng một thời điểm ký kết, giá căn hộ mua có thời hạn chỉ bằng khoảng 30 đến 70% giá nhà mua vĩnh viễn.
Philippines
Các dự án nhà ở cao tầng tại Philippines được quy định thời gian sở hữu là 50 năm và tùy thuộc theo điều kiện sử dụng thực tế của công trình tại thời điểm đến niên hạn. Tại đây, các cư dân sở hữu căn hộ sẽ có thể tham gia đóng góp ý kiến và quyết định về việc xử lý khi công trình xuống cấp trầm trọng, gây mất an toàn.
Nếu phải phá hủy, giá trị đất của dự án, cùng những tài sản còn sót lại sau khi phá bỏ được chia đều cho các hộ dân.
XEM THÊM
- Quy định về tuổi thọ nhà chung cư tại Việt Nam như thế nào?
- Có nên mua nhà chung cư cũ đã qua sử dụng?
TỔNG KẾT
Nhìn chung, đối với loại nhà ở cao tầng tại các quốc gia trên thế giới khi đến thời điểm xuống cấp, không thể sử dụng tiếp thì hình thức bắt buộc là phải phá bỏ đi xây mới hoặc tu sửa định kỳ. Mấu chốt thành công của những dự án trùng tu là thực hiện tốt các khâu xã hội hóa và thu hút các doanh nghiệp tham gia góp vốn. Cùng với đó là cơ chế, hành lang pháp lý rõ ràng, đảm bảo quyền và lợi ích các bên liên quan. Ngoài ra, cần có sự hợp tác và thống nhất giữa người dân, chủ đầu tư và cơ quan chính quyền.